Ngôn ngữ địa phương Bình Định đơn giản và mộc mạc nhưng cũng “làm khó” không ít người.
Mỗi miền đất trên dải đất hình chữ S đều có những đặc sắc ngôn ngữ riêng mang tên tiếng địa phương. Với ngôn ngữ của tỉnh Bình Định- 1 địa phương thuộc Nam Trung Bộ nước ta lại có nhiều điều vô cùng thú vị để bạn khám phá đấy.
Dưới đây là những câu nói dễ thương đặc trưng ngôn ngữ của người địa phương tỉnh Bình Định. Muốn làm dâu rể xứ Nẫu thì học nhanh bạn nhé.
– “Em ơi ! Chật thì ngầu sít dô anh nè !”
– “Hôm nay tao thấy phẻ gơ, đở tao tao nấu cái nầu phai tổ nậu cho mày ăn bở bụng luôn”
– “Chu cha ngon giữ bay”
– “Cái bíp ở đau zãy chỉ tao zới”
– “Tao biết rầu ! Nhà nó múc ở trỏng lựng !”
– “Phia rầu mà tao thấy nó vẫn không có ngủ”
– “Lần đầu ZÌA QUÃY thấy Zui lắm nhen mày”
– “Lâu rầu mới gặp chưng dài ghơ bay”.
– “Cây ẩu trái gì mà bự bằng cổ chưng tao luôn”
– “Hỏi khó zãy ai biết trả lời bà nậu”
– “Chị ơi, cho tô bún mấm, mấm ăn ngon quá cho em thim chén mấm nữa nha”.
“Ngừ ta nói chỗ đó làm mâu lắm mày”
– “Lo làm đi ông, rầu tấu quất tới bến. Đứng xàm xí đú miết zãy cha”
– “Ngầu không mà cứ càm ràm miết zãy mày”
– “Ông đững có la to dùm tui”
– “Tấu qua Mừ giờ tao tán vô cái tường thiệt đau”
– “Lâu rầu không gặp, ông có phẻ hông ?”
– “Ê mưa rầu kìa, ghé đục mưa đi. Để chúc nữa hết rầu đi”.
– “Xửng rầu kìa, mừng gơ mừng gơ”.
– “Cái món gì ăn zô bị rượt thí bà ông cố nậu luôn”.
– “Tao là bạn chứ ngừ hầu của bà na”.
– “Nè, buồn quá, bật nhạc dựt dựt lên cho nó sung nhen mày, nhạc dựt là nhạc Rì mít á nhen”
– “Cô ơi, bán con cái bịch bự bự đở con đựng đồ đi”.
– “Đở tao kiếm cái thùng quẹt thắp đèn chứ tấu quá”.
– “Dậy mâu coi, trỡ giờ rầu kìa mà ngủ miết, thiệt là !!!”.
– “Nè, đồ ăn nè, dộng dô họng mày đi con, dộng cho đã đi. Nó ngon bá cháy bồ chét luôn”
– “Mày mà hổng thấu tiền cho tao thì coi chừng tao nhen mày”
– “Lậu bộ muốn rụng cái chưng. Tao có biết đi xe đau mà đi”.
Bình Định là một tỉnh nhỏ có 10 huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, An Nhơn, Hoài Ân, An Lão, Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh.
Thường có hai chất giọng, tiếng địa phương ở tỉnh Bình Định. Theo hướng từ Bắc vào Nam, thì huyện Hoài Nhơn là huyện đầu tiên của tỉnh, giáp ranh với tỉnh Quảng Ngãi. Người dân ở đây có giọng nói khác với các huyện khác của tỉnh Bình Định. Giọng nói ở đây khá thẳng, và dễ nghe.
Trong nhiều thôn, xã của huyện Hoài Nhơn thì người dân lại có giọng nói, cách dùng từ ngữ khác với người dân ở thị trấn Bồng Sơn của huyện.
Dưới đây là một số tiếng địa phương mà người dân trong tỉnh Bình Định hay sử dụng. Có những từ ngữ chỉ xuất hiện ở một số thôn, xã, huyện trong tỉnh. Có những từ ngữ mà cả dân Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đều sử dụng.
1. Nẫu: người ta. Ví dụ: kệ nẫu: kệ người ta (xứ Nẫu là chỉ hai tỉnh: Bình Định và Phú Yên).
2. Dẫy na: vậy à, thế à, thế hả, vậy hả.
3. Dìa: về. Ví dụ: đi dìa: đi về.
4. Những từ có vần “ê” nói thành “ơ”. Ví dụ: quê hương -> quơ hương.
5. Những từ có vần “e” nói thành “ia”. Ví dụ: ăn me -> ăn mia. Riêng từ “về” trong “đi về” cũng được nói thành “dìa” (đi dìa).
6. Những từ có vần “em” nói thành “im”. Ví dụ: ăn kem -> ăn kim (người xã Hoài Tân, Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn hay dùng).
7. Những từ có vần “ôi” nói thành “âu”. Ví dụ: biết rồi -> biết rầu, cái chổi -> cái chẩu.
8. Những từ có vần “ăm” nói thành “em”. Ví dụ: số năm (5) -> số nem, bị cà lăm -> bị cà lem.
9. Những từ có vần “ay” nói thành “ê”. Ví dụ: cay quá -> kê quá, tụi bay -> tụi bê.
10. Những từ có vần “a” nói thành “e…a” (“e” rồi tới “a” kéo dài). Ví dụ: ba -> be…a
11. Những từ có vần “ai” nói thành “ay”. Ví dụ: đánh bài -> đánh bày (người huyện Hoài Ân, An Lão, Tây Sơn hay dùng).
11. Cái bót: cái bàn chải (đánh răng, giặt đồ)
12. Kho lạt: nấu canh
13. Ăn lạt: ăn chay
14. Phỉnh: lừa (gạt) – kiểu không có ác ý
15. Màu đà: màu nâu
16. Bà Nàng: mặt trăng.